Hotline

0917 542 378

Kinh doanh

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline

0917 542 378

Kinh doanh

Video

Thư viện hình ảnh

Tin tức

« Quay lại

Định hướng về sự phát triển đất nước nhanh và bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta có quyền tự hào đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, cơ đồ, tiềm lực đó tạo nên bệ phóng vững chắc đưa đất nước ta vươn lên những đỉnh cao mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta có quyền tự hào đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, cơ đồ, tiềm lực đó tạo nên bệ phóng vững chắc đưa đất nước ta vươn lên những đỉnh cao mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nút giao đường vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, công trình chào mừng Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: Trung Nguyên
Trong giai đoạn này công cuộc đổi mới ở nước ta sẽ được tiến hành trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, thậm chí trải qua những biến động sâu sắc chưa từng có, đặc biệt do những tác động của đại dịch COVID-19 và cọ xát chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố bất ổn mới. Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng có thể kéo dài do đại dịch COVID-19.Theo GS.TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại hội XIII của Đảng sẽ đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Những vấn đề toàn cầu như bảo vệ hòa bình, an ninh con người, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… tiếp tục diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực, động lực, tạo đột phá trong đổi mới, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

GS.TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: Sự biến đổi của tình hình thế giới và khu vực cũng như những yêu cầu mới to lớn, có tác động nặng nề tới sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, đòi hỏi Đảng ta phải có tư duy mới, tầm nhìn mới để có những quyết sách mạnh mẽ phát triển đất nước nhanh và bền vững. Tư duy mới, tầm nhìn mới đã được thể hiện trong hệ thống nội dung của dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trước hết là trong chủ đề của Đại hội.

Cũng theo GS.TS Lê Hữu Nghĩa, chủ đề của Đại hội XIII đã có sự kế thừa và đổi mới quan trọng. Đó là những định hướng lớn, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong nhiệm kỳ tới. Chủ đề Đại hội XIII của Đảng bao gồm 5 thành tố cốt lõi, gắn kết với nhau, phản ánh tổng quát, toàn diện, hài hòa những nhận thức mới, yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, chúng ta phải giải quyết.

Về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, dự thảo của Ban Chấp hành Trung ương đề ra là: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Cũng theo văn kiện này, mục tiêu đến năm 2030 của chúng ta là Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Mục tiêu được xác định cũng là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của người dân; không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, để đạt được những mục tiêu này, một trong những điểm mới mà dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đề cập là: Xác định nhiệm vụ, giải pháp phát triển trên các lĩnh vực; đặc biệt là về kinh tế. Trọng tâm trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Văn kiện Đại hội cũng khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển lành mạnh các loại thị trường, nhất là thị trường sản xuất để huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Cơ cấu lại thị trường tài chính - tiền tệ đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công… Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực then chốt, quan trọng; lành mạnh hóa tài chính, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế để nâng cao hiệu quả, thực hiện tốt vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế nhà nước.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Thông, chúng ta cần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa; khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia phát triển, cung cấp dịch vụ công; Cơ cấu lại kinh tế vùng, đổi mới thể chế liên kết liên kết giữa các địa phương trong vùng, phát huy vai trò các vùng kinh tế động lực, quan tâm phát triển các vùng còn khó khăn, thu hẹp chênh lệch phát triển giữa các vùng.

Để góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, các vùng phù hợp với thực tiễn đất nước và trình độ phát triển khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới.

Văn kiện Đại hội Đảng đề cập tới chủ trương xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh; Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp văn minh.

Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng vùng và địa phương; tăng cường quản lý đô thị, phát triển các đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn. Xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hóa ở từng địa phương.

Nâng cao chất lượng quy hoạch vùng; đổi mới, hoàn thiên thể chế quản lý vùng có hiệu quả, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng. Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền ủy quyền, gắn với phân định và nâng cao trách nhiệm của Trung ương và địa phương. Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nội dung quan trọng luôn được xác định trong thời gian tới là Việt Nam tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Xây dựng nền kinh tế động lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo V.Tôn/Báo Tin tức