Hotline

0917 542 378

Kinh doanh

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline

0917 542 378

Kinh doanh

Video

Thư viện hình ảnh

Tin tức

« Quay lại

Nhiều dự án hút vốn ngoại

(ĐTTCO)- Theo số liệu mới công bố từ Cục Thống kê TPHCM, năm 2015 có 555 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn, với vốn đăng ký đạt 2,81 tỷ USD. Trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS 13 dự án, với số vốn đầu tư 1,4 tỷ USD (chiếm 53,3%).

Thị trường BĐS hồi phục là nguyên nhân chính thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài.

Điểm sáng đầu tư

Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết BĐS đang đứng thứ ba trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp, thị trường còn thu hút được không ít nguồn vốn đầu tư gián tiếp khi các quỹ đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong nước thông qua các phương thức như: mua lại cổ phần, góp vốn đầu tư dự án, cho vay, hoặc mua lại sản phẩm… Tập đoàn Phúc Khang là một trong nhiều doanh nghiệp kêu gọi được số vốn ngoại khủng. Ngoài số vốn 300 triệu USD Quỹ đầu tư Genesis Global Capital đầu tư vào Phúc Khang qua hình thức mua lại 30% sản phẩm tại chuỗi căn hộ dự án Diamond Lotus (quận 4), mới đây tập đoàn này tiếp tục được Quỹ đầu tư Providence (Singapore) mua lại 30% số lượng căn hộ thuộc dự án Diamond Lotus Lake View (đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú).

Sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại sẽ giúp thị trường BĐS khởi sắc hơn. Đặc biệt góp phần giảm số lượng tồn kho của thị trường thông qua các hoạt động mua bán sáp nhập dự án. Có 3 yếu tố khiến nhà đầu tư ngoại quan tâm: thứ nhất tính minh bạch, thứ hai là sức cạnh tranh phải tăng lên và công bằng, thứ ba là yêu cầu sự bền vững của thị trường.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM

Đây là dự án căn hộ cao cấp nằm trong chuỗi căn hộ xanh theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ do Tập đoàn Phúc Khang làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 1,2ha với 779 căn hộ, diện tích từ 50-65m2/căn, giá bán khoảng 1,4 tỷ đồng/căn. Không chỉ có các quỹ đầu tư, dự án Diamond Lotus Lake View còn được ông Adam Khoo (quốc tịch Singapore) mua sỉ một lúc 10 sàn (tương đương 100 căn hộ) để ở và phát triển thành căn hộ khách sạn. Theo bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc Công ty Phúc Khang, ngoài việc xây dựng các dự án xanh theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ để thu hút vốn ngoại, tập đoàn còn sáng lập Câu lạc bộ xanh Diamond Lotus. Đây là câu lạc bộ gắn kết mọi người cùng chung sức để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống vốn đang bị ô nhiễm nặng nề.

Không chỉ có Phúc Khang, trong thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp BĐS tại TPHCM cũng thu hút được số lượng vốn ngoại đổ tiền vào đầu tư. Điển hình như Creed Group ( Nhật Bản) rót 200 triệu USD vào CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS An Gia (An Gia Investment). Theo đó, Creed Group cam kết mua 20% cổ phần của An Gia Investment; hợp tác mua lại các dự án BĐS theo tỷ lệ 50-50 để cùng đầu tư và phát triển, đồng thời cung cấp khoản vay ưu đãi để An Gia Investment tiếp tục đầu tư mua lại dự án mới để phát triển, bán ra thị trường. Ibeworth Pte. Ltd, công ty thuộc quyền kiểm soát 100% của Keppel Land (Singapore), đầu tư khoảng 7,1 triệu cổ phần, tương đương 140 tỷ đồng, vào CTCP Đầu tư Nam Long. Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (Anh Quốc) đầu tư 15 triệu USD để mua cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của Tập đoàn Novaland…

Cơ hội mới

Giải thích vì sao lại đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam, ông Ng Chuan Kai, Giám đốc điều hành quỹ Genesis Global Capital, cho rằng Việt Nam là nước đang phát triển, dân số rất đông nên nhu cầu về nhà ở rất lớn, đồng thời pháp luật về nhà ở cũng mở cửa cho người nước ngoài được sở hữu theo thông lệ quốc tế, nên sức hút của thị trường rất lớn. Bên cạnh đó, việc mở cửa hội nhập sâu rộng đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia năng động, tăng trưởng mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế đến làm ăn, du lịch, định cư… Đặc biệt, làn sóng đón TPP sẽ khiến nhu cầu về nhà ở của các chuyên gia, doanh nhân, Việt kiều sẽ tăng lên đột biến.

Còn theo ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư Jen Capital, từ trước đến nay phần lớn các doanh nghiệp BĐS trong nước đều đi vay ngân hàng. Đây là một rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp lẫn thị trường nếu có biến động về lãi suất hay nền kinh tế gặp khó khăn. Vì vậy, nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài hỗ trợ rất tích cực cho các doanh nghiệp. Hiện nay, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng khi đầu tư vào Việt Nam. Họ chỉ bước từng bước và có tầm nhìn cũng như kế hoạch dài hơi. Nhưng với những chính sách mới hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ, về lâu dài sóng FDI vào Việt Nam sẽ có xu hướng mạnh dần.

Nhiều dự án hút vốn ngoại

Khách hàng đang tham quan dự án Diamond Lotus Lake View (đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú).

Ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho biết từ sau khi Luật Nhà ở có hiệu lực và sau khi TPP được ký kết, đây là chủ đầu tư đầu tiên ký kết được với đối tác nước ngoài để bán sỉ và ký hợp đồng dài hạn với đối tác nước ngoài. Thay vì trước đây một số dự án chỉ bán lẻ tẻ cho người nước ngoài một vài căn, hay cao lắm cũng chỉ hơn 100 căn, đây là doanh nghiệp bán cho nhà đầu tư nước ngoài một lúc hàng ngàn căn hộ. Với việc cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, trong thời gian tới chắc chắn số lượng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ tăng mạnh. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước “xuất khẩu” BĐS ra nước ngoài.

Theo baomoi.com